Mặc dù có nhiều sản phẩm máy đun nước nóng như cây nước nóng lạnh, bình thủy điện nhưng ấm siêu tốc vẫn là vật dụng phổ biến để cung cấp nước sôi nhanh chóng cho mọi nhà và không tốn nhiều điện như hai loại trên.
Có một số lỗi nhỏ thường gặp mà mọi người không ngờ tới khi sử dụng ấm đun siêu tốc, làm cho nó kém bền và từ đó tốn nhiều điện hơn do ấm không còn ở trạng thái tốt.
Sau khi ấm siêu tốc đun nóng nước đến nhiệt độ 100 độ C, công tắc điện đã ngắt nhưng bạn vẫn thấy nước vẫn sôi tiếp do mâm nhiệt của ấm vẫn tỏa nhiệt. Nếu ngay lập tức bạn trút hết nước ra khỏi ấm thì mâm nhiệt dễ hư hỏng hoặc không còn ở trạng thái tỏa nhiệt tốt nhất, sẽ tốn nhiều điện hơn để đun sôi nước. Nếu rót nước vào phích bạn nên để lại khoảng 15ml nước và không sử dụng ấm siêu tốc để đun nước liên tục, chờ đến khi ấm nguội hẳn rồi mới làm cạn nước trong ấm hoặc đun tiếp. Không nên thường xuyên để dư nước trong ấm, như thế sẽ khiến các thiết bị của ấm bị ẩm và nhanh hỏng.
Để tiết kiệm điện cần thường xuyên tẩy sạch mảng bám, các vết cáu bẩn bám dưới đáy bình đun nước siêu tốc sẽ làm tăng khả năng trao đổi nhiệt, rút ngắn thời gian đun sôi nước của bình siêu tốc.
Trong điều kiện sử dụng bình thường, bạn nên tẩy cặn ấm siêu tốc ít nhất khoảng 5 ngày một lần. Cách vệ sinh bình siêu tốc rất đơn giản khi biết cách làm như sau:
Bước 1: Đổ nước vào trong bình đến 2/3 mực nước tối đa và đun sôi.
Bước 2: Sau khi sôi, khi ấm đun tự động tắt, cho thêm dấm trắng vào lượng nước vừa được đun sôi đến mực nước tối đa.
Bước 3: Để nguyên hỗn hợp nước và dấm đó trong bình đun qua đêm.
Bước 4: Sau một đêm, đổ hết hỗn hợp dung dịch đó ra ngoài và súc rửa bên trong ấm thật sạch.
Bước 5: Cho nước sạch vào bên trong bình và đun sôi lại.
Bước 6: Đổ nước ra ngoài và súc rửa thêm một lần nữa để chắc chắn bình đã sạch.
Lưu ý: Lặp lại từ bước 1 thêm một lần nữa nếu như ấm đun vẫn còn bám cặn. Nếu ấm đun không còn cặn có thể sử dụng lại y như bình thường.
Xem thêm